NH3 là hợp chất khí phổ biến, được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp và đời sống. Hãy cùng Thiết Bị Bình Phú tìm hiểu nh3 là gì? Những tính chất lý hóa, ứng dụng của hợp chất hóa học này.
Nội dung bài viết
Nh3 là gì?
Nh3 là tên viết tắt của khí amoniac hay còn được gọi với cái tên khác là amonia. Đây là một loại khí phổ biến trong thiên nhiên, có tác dụng trong ngành sản xuất phân bón, hóa chất và nông nghiệp.
Amoniac là một loại khí không màu và là một trong những hợp chất chứa nitơ có nhiều nhất trong khí quyển. Amonia là một hợp chất vô cơ của nitơ và hydro với công thức NH3, thường ở dạng khí với mùi hăng đặc trưng.
NH3 có nguồn gốc từ đâu?
Trong tự nhiên NH3 được hình thành từ xác động vật hay thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành khí nh3.
Trong cơ thể người cơ quan thận cũng sản sinh ra một lượng nhỏ khí nh3, chính vì vậy mà nước tiểu thường có mùi khai đặc trưng của khí amoniac
Trong công nghiệp khí amoniac được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa 2 chất khí nitơ(N) và Hydro(H) trong điều kiện nhiệt độ từ 400 – 450 độ C và áp xuất từ 200−300atm.
Nh3 có tác dụng gì?
- Amoniac giúp trung hòa acid và thành phần của dầu thô và bảo vệ các thiết bị khỏi bị phản ứng ăn mòn kim loại.
- Dung dịch amoniac hoặc amoniac lỏng thường được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất phân bón , hóa chất và dược phẩm.
- Amoniac là thành phần quan trọng để sản xuất sợi tổng hợp, sử dụng trong nhuộm và cọ rửa và ngành may mặc.
- Trong nông nghiệp nh3 là thành phần của nhiều loại phân bón chứa hàm lượng nitơ cao giúp cây trồng phát triển tốt.
- Trong ngành nuôi trồng thủy sản nh3 kết hợp với khí nh4 giúp cân bằng nồng độ amonia trong nước. Loại thuốc thử có thể kiểm tra nhanh nồng độ nh3/nh4 trong nước là bộ test sera nh3/nh4 .
Khí amoniac có ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
Khí nh3 có nhiều tác dụng trong ngành công nghiệp nhưng với con người thì ngược lại nó là khí rất độc và gây nguy hiểm đến tính mạng chúng ta.
Cơ chế hoạt động của khí nh3 trên cơ thể người
Amoniac tương tác ngay lập tức khi tiếp xúc da, mắt, khoang miệng, đường hô hấp, và đặc biệt là các bề mặt nhầy để tạo thành amoni hydroxit rất ăn da. Amoni hydroxit gây hoại tử các mô thông qua sự gián đoạn của lipid màng tế bào dẫn đến phá hủy tế bào. Khi các protein của tế bào bị phân hủy, nước được chiết xuất, dẫn đến phản ứng viêm gây tổn thương thêm.
Những ảnh hưởng của khí nh3 đến sức khỏe
Hít phải: Amoniac gây kích ứng và ăn mòn. Tiếp xúc với nồng độ cao của amoniac trong không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đốt mũi, họng và đường hô hấp. Điều này có thể gây phù nề phế quản và phế nang, và dẫn đến suy hô hấp. Hít phải nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích thích mũi và cổ họng.
Tiếp xúc với da hoặc mắt: Tiếp xúc với nồng độ amoniac thấp trong không khí hoặc dung dịch có thể gây kích ứng da hoặc mắt nhanh chóng. Nồng độ amoniac cao hơn có thể gây bỏng và bỏng nặng. Tiếp xúc với dung dịch amoniac đậm đặc như chất tẩy rửa công nghiệp có thể gây thương tích ăn mòn bao gồm bỏng da, tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc mù lòa.
Mức độ tổn thương mắt hoàn toàn có thể không rõ ràng trong tối đa một tuần sau khi bị phơi nhiễm. Tiếp xúc với ammonia hóa lỏng cũng có thể gây tê cóng cơ thể.
Cách xử lý khi hít hoặc tiếp xúc với khí amoniac
Không có thuốc giải độc khí amoniac, nhưng tác dụng của amoniac có thể được điều trị, và hầu hết mọi người đều bình phục. Khử trùng ngay lập tức da và mắt bằng nước sạch. Điều trị bao gồm các biện pháp hỗ trợ và có thể bao gồm quản lý oxy ẩm, thuốc giãn phế quản và quản lý đường hô hấp. Amoniac được hấp thụ được pha loãng với sữa hoặc nước.
Với những thông tin trên thì các bạn đã hiểu khí nh3 là gì? Những tác dụng cũng như ảnh hưởng của khí amoniac đến sức khỏe con người.